Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC CỦA NHẪN CƯỚI

Từ ngàn xưa, nhẫn cưới là vật minh chứng cho tình yêu của các cặp đôi, là vật không thể thiếu trong ngày trọng đại của cuộc đời họ. Thế nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa sâu xa cũng như nguồn gốc của cặp nhẫn cưới. Vậy thực tế thì chúng có gì khác so với những loại nhẫn khác và vì sau chúng ta phải đeo nhẫn cưới trong ngày hôn lễ?

NGUỒN GỐC CỦA NHẪN CƯỚI

Vòng tròn là biểu tượng của sự vĩnh cửu vì không một ai trên thế gian này có thể tìm được điểm bắt đầu và kết thúc. Đó chính là vòng tròn viên mãn, cái kết hạnh phúc ngọt ngào của 2 cá thể riêng biệt. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trong quá khứ, người Ai Cập cổ đại đã trao nhau những chiếc vòng tròn trong ngày hôn lễ. Chiếc nhẫn cưới được khai sinh từ đó như một sự kết nối với những quyền năng siêu nhiên và tình yêu vĩnh cửu.

Vậy tại sao lại đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út mà không phải là một ngón khác trên bàn tay? Các nhà y học cổ cho rằng, ở ngón áp út chứa nhiều dây thân kinh dẫn đến tim nhất, thế nên khi nhẫn cưới – vật kết nối người vợ và người chồng – được đeo vào hai ngón áp út trái, có nghĩa là đã tạo ra sợi dây liên kết hai trái tim của họ, nối liền hai cuộc đời và tương lai của cặp đôi. Vì lí do ấy, chúng ta có câu nói: “Vĩnh kết đồng tâm” mang hàm ý chúc phúc cho cuộc sống hạnh phúc tương lai.

 

Nhẫn cưới của người xưa được làm từ các chất liệu tự nhiên như: hoa cỏ, thân cây gỗ, ngà voi, xương động vật hoang dã,… Dần về sau, với trí tuệ và sáng tạo của mình, con người của thời đại mới đã dần biến hóa nhẫn cưới với những chất liệu vàng, bạc, đồng,… đa dạng hơn, thậm chí là trang trí và đính đá quý như đá sapphire, ruby, kim cương,… như chúng ta đã thấy ngày nay.

 

Ý NGHĨA CỦA NHẪN CƯỚI

Nhẫn cưới là minh chứng của tình yêu đơm hoa kết trái, quyết định gắn chặt cuộc đời của mình vào cuộc đời của một người khác. Trong lễ cưới ngoài nghi thức lạy bàn cúng gia tiên, lạy phụ mẫu hai bên, để tôt tiên và tiền bối trong gia đình chứng kiến lời hứa, lời cam kết gắn bó trọn đời của cặp đôi, nghi thức trao nhẫn cưới cũng là một nghi thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới trước sự chứng kiến của các mục sư (nếu gia đình theo đạo Chúa) hoặc các chư Tăng (nếu gia đình theo đạo Phật) nhằm cầu nguyện nhận được sự chúc phúc của đấng bề trên.

Đồng thời, nghi thức còn mang ý nghĩa là bằng chứng của hôn nhân. Một người có đeo nhẫn ở ngón áp út trái đều sẽ được tất cả mọi người thầm hiểu đây là người đã có gia đình. Cho dù có ý định tiếp cận, cũng phải tránh xa người đã yên bề gia thất, và đây chính là dấu hiệu nhận biết tốt nhất, để tránh những lỗi lầm đáng tiếc làm tổn thương người bạn đời của mình. Như vậy, nhẫn cưới cũng chính là vị Thần bảo hộ hạnh phúc gia đình.

Về mặt Phật giáo, chiếc nhẫn cưới còn truyền tải một thông điệp cao cả đó chính là ông bà ta muốn răn dạy con cháu rằng, trở thành vợ chồng là đồng ý chia ngọt sẻ bùi cùng nhau, đặc biệt là phải biết “NHẪN” NẠI để khuyên nhủ và duy trì cuộc sống cặp đôi hạnh phúc, thấu hiểu. Việc xảy ra bất đồng quan điểm khi sống chúng là điều không thể tránh khỏi. Điều hai người cần làm chính là bình tĩnh và tránh để cho xung đột xảy ra, dẫn đến những tan vỡ đáng tiếc. Chữ “Nhẫn” được xem như đức tính quan trọng hàng đầu trong đời sống hôn nhân, đeo nhẫn cưới trên tay để nhắc nhở nhau duy trì bản tính dung hòa, nhường nhịn nhau, dùng tình yêu thương để khoan dung và vun đắp tình cảm vợ chồng.

Dù có đeo nhẫn cưới ngón nào thì ý nghĩa của nó vẫn không bao giờ thay đổi. Nhẫn cưới là biểu tượng cho tình yêu của hai người, họ cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và để rồi có thể nắm tay nhau đi đến cuối cuộc đời.

Xem thêm: Mẫu nhẫn cưới hot trend 2019